Nguồn gốc của việc treo chữ Phúc thư pháp trong ngày tết
Ngày nay, nhiều gia đình Việt Nam có treo hay dán chữ Phúc thư pháp trong nhà để cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp sẽ đến với gia đình. Phong tục này được du nhập từ văn hóa Trung Hoa. Việc dán chữ Phúc có liên quan đến vua Thái Tổ nhà Minh là Chu Nguyên Chương.
Tương truyền, vào một đêm Tết Nguyên Tiêu, Chu Nguyên Chương vi hành trên đường Nam Kinh ngắm hoa đăng. Minh Thái Tổ thấy dân chúng trong kinh thành cắt hoa giấy, treo đèn lồng, dán câu đối, tất cả đều là cảnh tượng ăn mừng vui vẻ nên trong lòng rất vui. Nhưng sau khi đi qua vài dãy phố, ông phát hiện thấy trên cổng của một nhà có dán bức tranh một người phụ nữ ngồi trên lưng ngựa, ôm trái dưa hấu lớn.
Chu Nguyên Chương giận tím mặt vì cho rằng có kẻ đang châm chọc xuất thân bần hàn Mã Hoàng hậu. Chu Nguyên Chương liền hạ lệnh cho bề dán một chữ Phúc lên cổng của nhà kia để làm dấu hiệu, ngày hôm sau trừng trị.
Mã Hoàng hậu cũng biết chuyện này. Bà nhanh chóng lệnh cho tất cả các nhà trong thành đều phải dán một chữ Phúc trên cổng trước khi bình minh đến. Trong lúc vội vã, một gia đình không biết chữ đã đem chữ “Phúc” dán ngược.
Ngày hôm sau, Chu Nguyên Chương phát hiện ra nhà nào trong thành cũng dán chữ Phúc. Trong lòng phát sinh bực bội, ông lệnh cho cấm quân bắt hết những nhà dán chữ Phúc ngược.
Mã Hoàng hậu vội vàng nói với Chu Nguyên Chương: “Người nhà kia biết hôm nay Hoàng Thượng tới chơi, nên đã cố ý dán ngược chữ Phúc để tỏ ý tứ là ‘Phúc đến’.” (Chữ “Phúc” dán ngược có nghĩa là nó bị “đảo”, mà âm “phúc” và âm “đảo” đọc liền nhau sẽ trở thành “phúc đáo”, tức là phúc đến, chữ đáo nghĩa là đến.)
Hoàng đế Chu Nguyên Chương vừa nghe thấy có đạo lý nên lập tức hạ lệnh thả người. Từ đó về sau, để tưởng nhớ đến tấm lòng nhân từ của Mã hoàng hậu, và cũng là để hướng đến những điều tốt lành trong năm mới, người ta đã dán chữ Phúc ở ngoài cổng nhà mình.
Chữ Phúc trong thư pháp của các quốc gia
-
Chữ Phúc trong thư pháp Trung Hoa
Chữ Phúc cổ xưa nhất được tìm thấy trên xương động vật, cách đây khoảng 3500 năm, được gọi là thể chữ Giáp cốt. Chữ Phúc là hình ảnh một người dùng hai tay bê vò rượu giơ cao để tế thần linh, cầu thần linh ban phước.
Kết cấu chữ Phúc gồm bộ thị 示 đi liền ký tự phúc (nhất 一, khẩu 口, điền田). Bộ thị 示vốn là hình vẽ bàn thờ. Ký tự phúc mà người đời sau chiết thành “nhất khẩu điền” vốn là hình vẽ một vò rượu. Chữ Phúc vì thế có thể hiểu theo nghĩa là cầu cho trong nhà có bình rượu luôn đầy. Thể hiện hiện rằng gia đình đó đầy đủ, dồi dào và sung túc. Trong quá trình phát triển, hình ảnh hai bàn tay dần được giản lược và hình thành chữ Phúc như chúng ta biết hiện nay.
Chữ Phúc 福 thư pháp hiện nay là toàn bộ ước mơ về một cuộc sống viên mãn. Bên trái là bộ Thị 礻– nghĩa là kêu cầu, mong muốn, ước mơ của con người. Bên phải gồm: Bộ miên 宀 chỉ một mái nhà – an cư rồi mới lạc nghiệp. Dưới là bộ Khẩu nghĩa là miệng – trong nhà phải có người, cả gia đình sum họp vui vẻ, tiếng nói cười rộn rã, không khí gia đình phải vui tươi đầm ấm. Dưới cùng là bộ điền 田 – có có ruộng đất để cày cấy sinh sống.
Như vậy chữ phúc 福 là ước mơ về một cuộc sống bình dị, mong sao trong nhà có đầy đủ người thân; mọi người sống nề nếp hiếu thuận, ấm êm; có ruộng vườn để làm ăn sinh sống. Đó cũng là ước mơ ngàn đời của những con người lao động chân chính. Phúc – chỉ một chữ thôi mà gợi lên cảnh sống yên bình, lương thiện, hiền hòa.
-
Chữ Phúc trong thư pháp Việt Nam
Ngày nay, ở nhiều vùng miền nước ta, đặc biệt khu vực phía Nam mọi người gọi Phúc thành Phước. Phúc và Phước là khác âm cùng nghĩa. Nhiều tài liệu lịch sử ghi nhận hiện tượng “viết chệch, đọc lệch” này là do kiêng húy.
Theo đó vì Nguyễn Huệ có tên giả là Phúc, nên phúc phải biến thành phú, tức thay hẳn cả chữ lẫn nghĩa. Còn phúc biến thành phước thì giữ nguyên chữ nghĩa, chỉ đổi âm, thực sự phổ biến kể từ năm Quý Mùi 1883 – thời điểm một vị hoàng tử tên Ưng Đăng lên ngôi vua nhà Nguyễn, chọn niên hiệu Kiến Phúc.
Dù đây không phải là trọng húy được triều đình chuẩn định ban bố, song từ hoàng thân quốc thích đến quan quân, thứ dân đều gọi kiêng. Dòng họ Nguyễn Phúc được đọc lệch ra là Nguyễn Phước. Sự kiêng húy này còn ăn sâu bám rễ hơn thông qua cách biến đổi Phúc – Lộc – Thọ biến thành Phước – Lộc – Thọ của dân gian. May phúc thành may phước, phúc đức thành phước đức, diễm phúc thành diễm phước…
Tuy nhiên, do không phải trọng húy mà chỉ là khinh huý, nên sự biến âm đã diễn ra không triệt để. Vì thế, trong Việt ngữ hiện nhiều trường hợp phước đều có thể thay thế hoàn toàn cho phúc. Ví dụ, hạnh phúc, phúc đáp, phúc âm…
“Ngũ Phúc Lâm Môn” là gì?
“Ngũ phúc lâm môn” có nghĩa đen là năm cái phúc cùng đến cửa, nghĩa bóng có thể hiểu là niềm mong ước sẽ có nhiều phước, lộc đến với gia đình mình.
-
Ngũ phúc lâm môn trong quan niệm của người Trung Quốc
Ngũ Phúc xuất phát từ Kinh Thư – bộ sách do Khổng tử và các đệ tử biên soạn. Theo đó, ngũ phúc gồm:
-
- Trường thọ: là có số mệnh tốt, không chết non, chết trẻ, mà trái lại sống lâu, bách niên giai lão.
- Phú quý: xuất hiện trong ngũ phúc với ý nghĩa mong ước một cuộc sống vật chất đầy đủ, tiền tài dư giả, có địa vị trong xã hội.
- An khang: là mong ước của con người có sức khỏe dồi dào, không bệnh tật.
- Hảo đức: là Tâm của con người, một tâm hồn nhân hậu, hướng thiện. Trong Ngũ phúc hảo đức chính là cái phúc quan trọng nhất. Bởi suy cho cùng phúc là kết quả mà đức tạo ra, tạo đức rồi mới có phúc. Chính vì vậy một người giữ được cho tâm mình trong sáng, hướng thiện, nhân hậu, là người có phúc.
- Thiện chung: Đây là một loại phúc rất đặc biệt. Thiện chung có nghĩa là một người có thể nhẹ nhàng, thanh thản, không ốm đau về thể xác, không dằn vặt về nội tâm mà ra đi, không vướng bận chuyện nhân gian.
Ngũ phúc này là một chỉnh thể trọn vẹn, không thể thiếu đi dù chỉ một cái. Có người sinh ra giàu có nhưng bản mệnh ngắn, không thể hưởng thụ cuộc sống. Có người tiền đầy nhà nhưng luôn sống ích kỉ thì cũng không thể hạnh phúc. Lại có người sống lâu nhưng lại chìm trong sự nghèo khó hay bệnh tật thì cũng không được coi là có đủ ngũ phúc. Chính vì vậy ngũ phúc mới là niềm mong ước của tất cả mọi người.
-
Ngũ phúc lâm môn trong văn hóa Việt Nam
“Ngũ phúc lâm môn” chính là nguyện ước của mỗi gia đình Việt được đón 5 điều “Phúc – Lộc- Thọ – Khang – Ninh” vào nhà trong dịp năm mới.
-
- Phúc: là những điều tốt lành, may mắn. Muốn có phúc thì phải có đức, có đức thì sẽ có hậu. Ông cha ta răn dạy con cháu: “Ở hiền thì lại gặp lành/ Những người nhân đức trời dành phúc cho”.
- Lộc: bao hàm ý nhiều nghĩa. Người học hành thành tài, thi cử đỗ đạt, tiến thân thuận lợi là có Lộc về công danh sự nghiệp. Những người có con cháu đề huề, thành đạt là có lộc về tử tôn.
- Thọ: nghĩa là sống lâu. Đã sinh ra ở trên đời, ai cũng muốn sống dẻo dai, trường thọ.
-
- Khang: là mạnh khỏe. Khi người ta gặp nhau, câu hỏi thăm đầu tiên và câu chúc nhau bao giờ cũng là mạnh khỏe. Mạnh khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần.
-
- Ninh: là bình yên. Ngoài mong muốn có phúc, có lộc, sống lâu, mạnh khỏe, con người còn luôn khát vọng có cuộc sống bình yên. Giữ được sự thư thái, thanh thản trong tâm hồn là một trong những điều kiện để con người sống vui, sống khỏe, sống lâu hơn.
-
Ý nghĩa tranh chữ Phúc thư pháp
Tặng quà khai trương, tặng quà tết, tặng quà tân gia, người ta cũng thường lựa chọn tranh chữ Phúc thư pháp … vô vàn dịp ta thấy tranh thư pháp chữ Phúc hiện diện.
Chữ Phúc được nhắc đến nhiều trong đời sống hằng ngày, chẳng hạn như “con hơn cha là nhà có phúc”, “phúc đức ba đời”…
Đại ý của chữ phúc là may mắn, điều tốt lành, yên vui. Với người Á Đông, từ lâu đã có nhiều hình tượng biểu thị chữ phúc. Ta còn thấy trong nhiều vật trang trí, trong kiến trúc, và cả trên y phục. Nhiều người treo tranh chữ phúc thư pháp trong nhà hoặc nơi làm việc để cầu phúc đức, may mắn, thuận lợi
Trong quan niệm cổ truyền của người Việt, chữ Phúc có vị trí quan trọng hàng đầu. Vì thế trong tam đa, ông Phúc bao giờ cũng đặt trước tiên.
Cách treo tranh chữ Phúc thư pháp
-
Vị trí treo tranh chữ Phúc thư pháp
Tranh chữ Phúc thư pháp cũng tương tự như dòng tranh thư pháp khác, thường hay được treo ở vị trí không gian phòng khách – Nơi được xem là bộ mặt của căn nhà và tạo sự trang nhã, bắt mắt. Bức tranh cũng thích hợp treo ở phòng làm việc, dọc theo lối đi hành lang hoặc không gian bếp hay những không gian mở mà cả gia đình tề tựu cùng nhau sau một ngày làm việc – học tập vất vả. Theo các chuyên gia phong thủy, khi treo những bức tranh chữ Phúc thư pháp trên cửa hay trên những lối ra vào, “Phúc” sẽ đến với tất cả mọi người trong gia đình.
-
Hướng treo tranh thư pháp chữ Phúc
Tranh chữ Phúc nên được treo cùng với hướng của ngôi nhà; hướng ra cửa chính của phòng khách là tốt nhất. Bởi hướng ngôi nhà là nơi đón nhiều tài lộc, vượng khí, may mắn hợp mệnh trong phong thủy với gia chủ. Hơn nữa, treo tranh chữ Phúc thư pháp thẳng hướng cửa chính của phòng khách là vị trí đắc lộc nhất, đón tài, đón lộc mạnh nhất.
Gia chủ không nên treo tranh ở những vị trí tạp uế hoặc trong những không gian ẩm thấp, u tối. Vì sẽ khiến bức tranh không phát huy được yếu tố phong thủy. Bên cạnh đó, gia chủ cũng không nên treo tranh quá thấp bởi điều đó sẽ ngăn cản khả năng đón nhận năng lượng sinh khí tự nhiên. Như vậy, việc treo tranh sẽ không còn ý nghĩa như mình mong ước, nguyện cầu.
15+ mẫu tranh chữ Phúc thư pháp mang những điều may mắn, tốt đẹp nhất cho gia đình
-
Tranh chữ Phúc thư pháp dát vàng
Hình ảnh chữ Phúc thư pháp dát vàng được viết theo lối thư pháp do những nghệ nhân tài hoa chấp bút, tái hiện sinh động trên chất liệu kim loại quý được chế tác thủ công, tỉ mỉ, chi tiết đến từng đường nét. Sau đó khoác lên mình lớp áo vàng 24k lấp lánh,sang trọng. Tất cả đã tạo nên một món quà vàng vô cùng độc đáo, mang hàm ý cầu chúc những điều may mắn tốt đẹp nhất sẽ đến với gia chủ và gia đình.
Phần chữ được cách điệu nghệ thuật, dát một lớp vàng lá 24k cao cấp. Phần khung nền được làm từ chất liệu gỗ quý, có mùi thơm dịu nhẹ. Bộ tranh khi được treo lên ở những vị trí trang trọng sẽ càng nổi bật với sắc vàng sang trọng. Bất cứ ai cũng bị hút vào vẻ đẹp khó cưỡng của bộ tranh này.
Bức tranh phù hợp với những căn hộ, những ngôi nhà thiết kế hiện đại, biệt thự. Tranh thư pháp chữ Phúc dát vàng còn thích hợp dùng làm quà tặng cao cấp trong các dịp kỷ niệm quan trọng như quà sinh nhật, mừng tân gia, quà mừng thọ, quà tặng sếp thăng chức, quà tặng khai trương….
-
Tranh thư pháp chữ Phúc Lộc Thọ dát vàng
Phúc Lộc Thọ là những ước mơ tham lam nhưng rất chính đáng của con người.
Phúc là yếu tố chịu sự chi phối bởi những hành động của chúng ta. Một người không thể biết được phúc của mình tới đâu. Nhưng họ hoàn toàn có thể tạo ra phúc cho mình bằng việc hành thiện, tích đức. Phúc đức mang đến cho con người sự hanh thông, thuận lợi trong sự nghiệp, may mắn trong tình duyên và trong cuộc sống.
Nếu như Phúc là nguyên nhân dẫn đến những điều may mắn, cát vượng trong vận mệnh của một người thì Lộc chính là kết quả. Lộc không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi. Đó là một quá trình tích lũy phúc đức. Lộc là sự sung túc và dư dả tiền bạc có được từ cái Tâm trong sáng, thiện lành.
Con người ta dành cả đời để tích lũy Phúc đức và kiếm tìm tài Lộc, sau tất cả cũng chỉ mong muốn có đủ sức khỏe và sự minh mẫn để tận hưởng những thành quả đó. Đó cũng là hướng đến sự viên mãn của Phúc Lộc Thọ.
Tranh chữ Phúc Lộc Thọ thư pháp dát vàng 24k thường được chọn làm quà tặng ý nghĩa cho các dịp quan trọng như: làm quà tặng tân gia, quà Tết, quà mừng thọ, khai trương, …
-
Tranh tam đa Phúc Lộc Thọ dát vàng
Đây là dòng tranh biến tấu từ tranh thư pháp chữ Phúc Lộc Thọ. Bức tranh tái hiện hình ảnh của Tam Đa: Phúc Tinh – Lộc Tinh – Thọ Tinh.
Ông Phúc với tạo hình tay cầm tờ chúc thư và trên tay còn lại ẵm một bé trai. Khiến ta liên tưởng đến hình ảnh con cháu đề huề, gia đình viên mãn.
Đứng cùng ông Phúc là ông Lộc ở vị trí trung tâm, tay ông cầm gậy như ý. Vì ông là vị thần tài lộc, may mắn nên khi gặp khó khăn trên đường công danh, sự nghiệp những người kinh doanh, buôn bán thường hay cầu ông phù hộ cho mọi việc thuận lợi và làm ăn được suôn sẻ.
Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là ông Thọ với khuôn mặt đầy đặn, hiền hòa và nét phúc hậu đặc trưng. Ngoại hình của ông cũng rất đặc biệt với vầng trán cao – rộng, tóc và râu bạc trắng phủ dài, một tay ông chống gậy tay còn lại cầm một trái đào – được ví như nắm giữ sự trường thọ, sức khỏe dồi dào.
Bức tranh sẽ là món quà mừng thọ ý nghĩa tới ông bà, bố mẹ, người thân với lời chúc: Phúc như đông hải/ Thọ tỷ nam sơn. Bạn cũng có thể chọn bức tranh dát vàng này để làm tặng kỷ niệm ngày cưới, quà tặng tân gia,…
-
Tranh thêu chữ Phúc thư pháp
Bức tranh thêu với hình ảnh hoa mai và chữ phúc thư pháp cùng dòng thơ minh họa đầy ý nghĩa.
Gia đình vạn sự bình yên
Tài vô Lộc đến Phúc duyên tràn đầy
Cây mai đã gắn bó với làng quê Việt Nam từ lúc người dân mới khai thiên, lập địa. Dù đất có khô cằn, thiếu chất dinh dưỡng thì rẽ mai vẫn bám và đi sâu vào lòng đất mẹ, lấy nước từ nguồn để nuôi thân cây. Hoa mai thể hiện một sức sống mãnh liệt, bình dị và rất thanh tao.
Tên gọi của loài hoa này cũng chính là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp, một sự khởi đầu hoàn hảo và thịnh vượng cho một năm mới. Hoa mai còn có ý nghĩa xua đuổi những điều xấu xa, không tốt đẹp và cầu cho một năm mới luôn được bình an, hạnh phúc và phát đạt.
Tranh điêu khắc gỗ chữ Phúc thư pháp
Tranh gỗ chữ Phúc luôn là sự lựa chọn số một trong nghệ thuật chơi tranh gỗ thư pháp. Tranh được đục bằng máy CNC công nghệ cao với mũi đục siêu nhỏ. Cho đường nét tinh tế, uyển chuyển và sắc sảo như bức tranh vẽ tay.
Tranh gỗ chữ Phúc thư pháp được đục từ 100% gỗ thịt. Ghép khung chặt chẽ hài hòa từng chi tiết, đảm bảo không lẫn gỗ tạp gỗ rác, không mối mọt, co ngót, cong vênh. Phần chữ Phúc được viết theo lối thư pháp, nét chữ viết theo lối Thảo bay bướm khoáng đạt. Thể hiện ước mơ, khát khao về những điều may mắn, hạnh phúc, an vui, con cháu sum vầy.
Sau khi các chi tiết được đục xong, tranh gỗ chữ Phúc thư pháp được đem đi đánh giấy ráp. Loại bỏ tất cả những mạt gỗ, những dăm gỗ nhỏ li ti có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ của bức tranh. Trải qua quá trình đánh giấy ráp, tạo độ bóng cần thiết, tranh thư pháp khắc gỗ chữ Phúc được sơn phủ 1 lớp sơn lót bảo vệ. Giúp cho tranh tránh độ ẩm của thời tiết nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam, lại tạo độ bóng đẹp sang trọng cho bức tranh.
Bước hoàn thiện cuối cùng, tranh được sơn phủ 2 lớp sơn màu và có thể sơn son thếp vàng theo yêu cầu.
-
Tranh chữ Phúc thư pháp bằng đồng
Tranh thư pháp chữ Phúc bằng đồng là sản phẩm do các nghệ nhân tranh đồng có nhiều năm kinh nghiệm chế tác. Chữ Phúc thư pháp bằng đồng được chạm nổi hình rồng, phượng tuyệt đẹp.
Rồng phượng là những linh vật phong thủy cao quý và rất mạnh mẽ xuất hiện từ lâu đời trong truyền thống văn hóa của các nước, đặc biệt là tại phương Đông.
Rồng tượng trưng cho nam giới tức người cha, người chồng trong gia đình. Phượng là biểu tượng của người phụ nữ. Rồng và phượng kết hợp biểu thị cho sự hòa hợp của âm dương. Còn trong phong thủy, hai linh vật này đứng cạnh nhau thể hiện ý nghĩa hạnh phúc của tình duyên đôi lứa, hôn nhân viên mãn, sự may mắn và thịnh vượng về công danh, tài lộc dồi dào…
-
Tranh đồng hồ chữ phúc thư pháp
Mẫu đồng hồ treo tường chữ Phúc này được tạo hình dựa trên sự kết hợp hài hòa giữa tranh gỗ thư pháp và đồng hồ gỗ treo tường thông thường.
Chiếc đồng hồ treo tường này được gắn trên bức tranh gỗ chữ Phúc thư pháp độc đáo, sáng tạo. Chữ Phúc được đục bằng máy CNC hiện đại, đục nổi 0,5cm trên nền ván gỗ. Đường đục đẹp, sắc nét, mềm mại. Nét chữ phóng khoáng, bay bướm theo lối thư pháp Việt. Bên cạnh chữ Phúc là đôi dòng đề từ:
Phúc đầy nhà năm thêm giàu có
Phúc ngập tràn, ngày một vinh hoa.
Sản phẩm được chế tác trên một tấm ván gỗ hương đỏ nhập khẩu. Màu đỏ sang trọng của gỗ hương huyết Nam Phi. Vân nổi huyền ảo, sắc nét và đẹp mắt. Mùi hương nhẹ nhàng dễ chịu.
-
Tranh chữ Phúc thư pháp gốm sứ
Tranh gốm sứ chế tác chữ Phúc thư pháp luôn đảm bảo chất lượng tốt nhất do được làm hoàn toàn theo phương pháp thủ công, nung kỹ với nhiệt độ trên 1.3000 C giúp tranh có độ bền chắc và màu sắc tươi mới bất chấp thời gian. Khung gỗ được làm từ gỗ tốt chọn lọc làm tôn nên nét sang trọng và tinh tế của bức tranh.
Những ngày tết cổ truyền của dân tộc, người Việt thường đi xin chữ hoặc mua chữ thư pháp để thể hiện những ước nguyện của mình trong năm mới. Nhiều người đã chọn chữ Phúc thư pháp với mong muốn những điều may mắn, tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình. Những người khác thì chọn chữ Phúc Lộc Thọ để tặng ông bà cha mẹ với niềm tin con cái ngoan hiền và ông bà cha mẹ khỏe mạnh, gia đình đầm ấm an vui…
> Xem thêm
21 mẫu tranh thư pháp chữ đức ý nghĩa
15 mẫu tranh chữ nhẫn không nên bỏ lỡ
Địa chỉ mua tranh chữ Phúc thư pháp dát vàng uy tín, giá cả phải chăng
Hiện nay, có nhiều địa chỉ rao bán những bức tranh chữ Phúc thư pháp giả vàng, chúng thực chất là những bức tranh bằng đồng được sơn Nano màu vàng. Thường thì những bức tranh này được bán ở các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ đồng, đồ thờ cúng. Giá bán dao động 600 ngàn đến 1.5 triệu đồng.
Bạn tìm kiếm một sản phẩm dát vàng cao cấp? Bạn ấn tượng với tranh chữ Phúc thư pháp dát vàng nhưng băn khoăn không biết địa chỉ nào uy tín? Quadatvang.vn – MT Gold Art chính là địa chỉ tốt nhất dành cho bạn.
Quadatvang.vn – MT Gold Art là đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm quà tặng dát vàng, mạ vàng 24k cao cấp, độc đáo, ý nghĩa, sang trọng cho các doanh nghiệp. Các sản phẩm của chúng tôi đều có giấy chứng nhận vàng thật như một lời cam kết cho chất lượng sản phẩm.
MT Gold Art luôn có chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho khách hàng như:
☆ Miễn phí giao hàng trên toàn quốc
☆ Miễn phí khắc logo, lời chúc
☆ Nhận hàng kiểm tra mới thanh toán (ship COD)
☆ Bảo hành 1 đổi 1 trong vòng 24 tháng ( chỉ có tại MT Gold Art)
☆ Chiết khấu cao doanh nghiệp đặt số lượng lớn
☆ Sản phẩm đa dạng, luôn có sẵn
Địa chỉ Showroom của MT Gold Art:
– 499B Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.
– 215 Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội.
– 57 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội.
-36 ngõ 45 Phố Trần Thái Tông, Cầu giấy, Hà Nội
– 75 Huỳnh Văn Bánh, P17, Quận Phú Nhuận, TPHCM. ĐT: 093.230.8668
Chi tiết vui lòng liên hệ
– Địa chỉ: 215 Giáp nhất Thanh xuân HN
– Hotline: 0971 639 396
– Email: quadatvang.vn@gmail.com
– Fanpage: https://facebook.com/mtgoldart
– Website: https://quadatvang.vn/