Xưa nay, phàm sự việc gì không tốt xảy đến, chúng ta cũng đổ tại số, tại phận. Nhưng nhiều người lại tin rằng: “đức năng thắng số” (sống có đức thì có thể chiến thắng được số mệnh). Vì thế trong các gia đình Việt, ta dễ nhận thấy bức tranh chữ Đức thư pháp được treo ở những vị trí trang trọng nhất.
I. Chữ Đức trong thư pháp Hán
Trong chữ Hán tự, chữ Đức hàm chứa những ý nghĩa sâu xa trong từng nét chữ. Tựu trung, Đức là đạo đức, phẩm hạnh, phẩm chất, tấm lòng.
1. Cách viết chữ Đức thư pháp Hán
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập trên tứ dưới nhất đè chữ tâm.”
Đó là câu thơ lục bát kinh điển về chữ Đức 德 giúp dễ dàng nhớ cách viết cũng như thứ tự các nét của chữ Đức.
Nhớ 7 quy tắc viết chữ Hán sau bạn có thể viết được chữ Đức nói riêng và các chữ Hán nói chung.
- Quy tắc 1: Nét ngang trước, nét sổ sau
- Quy tắc 2: Nét phẩy trước, nét mác sau
- Quy tắc 3: Trên viết trước, dưới viết sau
- Quy tắc 4: Trái trước phải sau
- Quy tắc 5: Ngoài trước trong sau
- Quy tắc 6: Vào trước đóng sau
- Quy tắc 7: Giữa trước hai bên sau
2. Ý nghĩa chữ Đức thư pháp Hán
Chữ Đức được tạo thành từ năm bộ thủ: bộ xích (bộ chim chích)(彳), bộ thập ( 十) , bộ mục(目), bộ nhất( 一) và bộ tâm(心). Chính vì vậy ý nghĩa của chữ Đức (德) thư pháp Hán hoàn toàn có thể được hiểu khi chúng ta phân tích ý nghĩa của các bộ thủ.
- Bộ xích (彳): là những bước chân chậm rãi, từ từ, thong thả, trường kỳ. Cần hiểu là muốn rèn Đức hay một phẩm chất nào khác thì phải tích lũy từng chút từng chút, không phải một bước mà thành.
- Bộ thập (十): chúng ta thường hiểu là số 10. Tuy nhiên, có thể hiểu rộng ra là sự đầy đủ, trọn vẹn, mười phân vẹn mười. Cũng có thể hiểu chữ Thập là thế giới mười phương, bốn phương tám hướng. Bộ thập xuất hiện trong chữ đức với ý nghĩa là dù ở đâu, ở phương nào cũng cần dùng đạo đức, đức hạnh để đối xử với người khác.
- Bộ mục (目): nghĩa là mắt, ý nói người có đức là người có con mắt tinh tường, có thể phân biệt thị phi, đúng sai, thật giả.
- Bộ nhất (一): có nghĩa là một. Bộ nhất khi đặt vào chữ Đức lại ngụ ý người có đức là người biết lấy đại cục làm trọng, không tư lợi cho riêng một mình mình, cho gia đình mình.
- Bộ tâm (心): có nghĩa là trái tim. Một người muốn tu dưỡng đạo đức thì phải tu dưỡng tâm hồn, tình cảm trong sáng, tốt đẹp.
Tóm lại, chữ Đức của một con người ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời của người đó. Người có tài mà không có đức là người không dùng được. Chữ Đức ảnh hưởng ít nhiều đến sự hạnh phúc của con người. Lão tử từng nói: “vạn vật mạc bất tôn đạo nhi quý đức” (muôn vật đều tôn trọng đạo và quý trọng đức).
II. Chữ Đức trong một số tư tưởng lớn
1. Chữ Đức trong tư tưởng của Khổng Tử
Theo Khổng Tử, trong chữ Đức (德) có chữ tâm (心) có ý nghĩa là tấm lòng yêu thương người vô bờ bến không vì một mục đích, một lợi ích riêng nào cả. Điều quan trọng nhất với con người là phải có đức. Đức bao gồm tri đức (biết đến đức), hiếu đức ( yêu thích đức), hành đức ( là làm việc đức). Từ việc tìm hiểu ý nghĩa của chữ Đức, chúng ta sẽ thấy yêu mến kính phục những người sống có đức. Từ đó ta sẽ noi gương người ấy để làm những việc có đức.
Một con người có đức phải đảm bảo các yếu tố sau: hiếu, trung, đễ, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ (bát hảo đức – 8 đức tốt)
-
- Hiếu: là có kính trọng, yêu thương ông bà, cha mẹ và những những người lớn tuổi.
- Trung: là lòng trung thành tận tâm dùng hết sức mình để hoàn thành những công việc được cấp trên giao phó, sống chân thành với những người được coi là bằng hữu.
- Đễ: là cách hành xử , đối nhân xử thế đối với những người anh em trong gia đình, quan hệ vợ chồng và những người đồng chí bằng hữu của mình.
- Tín: là chân thành không nói dối, một khi đã nhận lời là sẽ hoàn thành không thất hứa.
- Lễ: là thái độ sống, luôn biết trên biết dưới, phải phép với những người bề trên, vợ chồng phải biết tôn trọng nhau.
- Nghĩa: là làm theo phép tắc lễ nghĩ biết nên làm gì và không nên làm gì.
- Liêm: là lương tâm của con người, phải biết tự nhận những việc xấu mình đã làm.
- Sỉ: là lòng tự trọng của con người. Nếu một người không biết xấu hổ thì sẽ mất nhân tính, việc gì cũng có thể làm, mất lý trí.
2. Chữ Đức trong tư tưởng của Lão Tử
Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh của Lão Tử căn cứ trên hai chữ Đạo và Đức.
- Đạo: là một khái niệm trừu tượng chỉ cái lẽ của tự nhiên, cái có sẵn một cách tự nhiên. Người thuận theo lẽ tự nhiên của Đất, Đất thuận theo lẽ tự nhiên của Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Đạo là nguồn gốc của vạn vật.
- Đức: là biểu hiện cụ thể của Đạo trong từng sự vật. Đạo sinh ra vạn vật, nhưng làm cho vật nào hình thành ra vật ấy và tồn tại được trong vũ trụ là do Đức. Nếu Đạo là cái Tĩnh vô hình thì Đức là cái Động hữu hình của Đạo. Nếu Đạo là bản chất của vũ trụ thì Đức là hình thức cấu tạo và tồn tại của vũ trụ. Sự sinh hóa từ Đạo ra Đức, từ Đức trở về Đạo.
Theo Lão Tử, phàm những người hành đức mà không nhằm mục đích gì, làm một cách tự nhiên, được coi là Thượng Đức. Ngược lại, những làm việc đức có chủ đích, nhắm lợi ích cho bản thân mình được gọi là Hạ Đức.
3. Chữ Đức trong quan niệm nhà Phật
Chữ Đức trong đạo Phật không phải là lời nói suông. Đức là những suy nghĩ thiện, nói lời thiện,hành động thiện.
Chữ Đức được chia thành 3 loại: Bi Đức, Trí Đức và Tịnh Đức.
-
- Bi đức là tình thương bao la, là lòng trắc ẩn. Bi là hài hòa, dễ thương, không ác ý, không độc tài… Có bi đức, cuộc sống sẽ tự tại, hạnh phúc.
- Trí đức là trí tuệ cao cả không gì sánh bằng. Người có trí đức thấy và tin nhân quả, nghiệp báo luân hồi.
- Tịnh đức là cái Đức tỏa ra từ cái tâm thanh tịnh, trong sạch. Người có Tịnh Đức là người biết giữ tâm thanh cao trước những cám dỗ của cuộc đời.
Bi đức, Trí đức, Tịnh đức là ba đức tính của Phật nên khi ta lạy Phật là ta lạy ba đức tính này. Mỗi con người cần phải có lòng bao dung, trí tuệ tinh thông, tâm luôn luôn thanh tịnh không sân si với những người khác. Chữ Đức được đạo Phật đặt lên hàng đầu. Vì vậy những nhà sư tu từ 20 năm trở lên có phẩm chất đạo đức tốt mới được phong lên làm Đại Đức.
4. Chữ Đức trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Lấy Đức làm gốc là quan điểm cơ bản, xuyên suốt và nhất quán trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Trong một cuộc nói chuyện với học sinh, Bác Hồ có dạy: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”.
Theo Người, trong mối quan hệ giữa Đức và Tài thì “đức là gốc” nhưng đức và tài phải đi đôi với nhau, không thể có mặt này mà thiếu mặt kia được. Người nào có Đức mà không có Tài thì chẳng khác gì ông Bụt ngồi trong chùa, không làm hại ai, nhưng cũng chẳng có ích gì. Tuy nhiên, nếu có Tài mà không có Đức thì chỉ làm sâu mọt hại dân hại nước, sự nghiệp của bản thân sớm muộn cũng đổ vỡ. Hồ Chí Minh yêu cầu: Tài lớn thì Đức càng phải cao.
III. Ý nghĩa của chữ Đức trong tranh thư pháp
Tranh chữ Đức thư pháp thường được sử dụng làm tranh trang trí trong nhà, như một lời nhắc nhở con người rằng Đức quyết định hết thảy mọi thứ, sâu cạn nhiều ít của đức hạnh quyết định phúc phận và vận mệnh của con người. Như cổ nhân từng nói: “có đức mặc sức mà ăn”.
Người có Đức hành từ bi hỷ xả
Đem tình thương chia sẻ khắp muôn nơi
Gom khổ đau cho tất cả rạng ngời
Mừng vui sướng khi thấy người thành đạt
Người xưa cho rằng, phong thủy âm dương bảo hộ người lương thiện, phường trộm cắp, tà dâm, phóng túng thì dù ở nơi phong thủy tốt cũng khó có phúc báo. Hay như, nhà tích đức thì tất sẽ có dư phúc… đều là để nhấn mạnh tầm quan trọng của chữ Đức đối với sinh mệnh mỗi người.
Treo tranh chữ Đức thư pháp trong nhà để vừa là tiêu chuẩn tu dưỡng bản thân. Vừa là nguyên tắc giáo dục con cái sống sao để có được nội tâm hài hòa, bao dung, tha thứ, quan hệ tốt với mọi người xung quanh…
Treo tranh chữ đức thư pháp để luôn tâm niệm rằng: “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước phải có đức, phải tu nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang phú quý (tầm long nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Và luôn khắc đạo lý làm người, trước hết phải giữ được thiện tâm. Mà hiếu thuận lại là cái thiện đầu tiên cần thực hành. Sau đó mới có thể truy cầu học vấn, kết giao bè bạn,…
IV. Cách treo tranh chữ Đức thư pháp hợp phong thủy
Tranh chữ Đức thư pháp nên treo ở những nơi trang trọng trong nhà như ở phòng khách, phòng làm việc, phòng thờ. Tránh treo tranh ở những nơi tối tăm, ẩm thấp.
Không nên treo tranh quá cao khiến mọi người trong nhà khó có thể ngắm được tranh. Cũng không treo quá thấp khiến các nội thất trong nhà sẽ che mất sự sang trọng của bức tranh.
Chọn chất liệu của bức tranh cần phải phù hợp với nội thất trong phòng để tạo nên sự hài hòa, qua đó giúp người trong nhà có được tâm lý thoải mái, công việc được trôi chảy thuận lợi.
5. Tham khảo 11+ mẫu tranh chữ Đức đẹp, độc đáo và ý nghĩa
1. Tranh chữ Đức thư pháp dát vàng
Bức tranh thư pháp sử dụng chữ Đức quốc ngữ, cùng câu châm ngôn rất ý nghĩa: Vạn cổ công thành danh hiển đạt/ Thiên thu đức thịnh tính phồn vinh ( Muôn thuở công thành danh hiển đạt/ Ngàn thu đức thịnh họ phồn vinh).
Chữ Đức sẽ thêm trang trọng và ý nghĩa khi được thể hiện bằng nghệ thuật thư pháp kết hợp cùng kỹ thuật dát vàng tinh xảo. Bức thư pháp dát vàng vừa đại diện cho công đức ơn trên dành tặng con cháu, vừa thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn tột cùng của thế hệ sau.
Các nghệ nhân đã chế tác một cách tỉ mỉ những nét chữ sinh động từ vàng lá 24k. Nét chữ như được viết lên bởi mực tàu, vừa mềm mại, vừa uyển chuyển. Những nét thanh, nét đậm y như được viết từ thư pháp gia. Có thể khẳng định, các nghệ nhân chế tác nên bức tranh chữ Đức thư pháp dát vàng này cực kỳ am hiểu về nghệ thuật thư pháp.
Bức tranh thư pháp này được nhiều gia đình chọn để treo ở phòng khách hay phòng thờ, các cơ quan treo ở phòng nhân sự như một cách nhắc nhở ưu tiên sử dụng những người vẹn đức đủ tài. Bạn có thể chọn bức tranh chữ Đức thư pháp làm quà tặng cho sếp, quà tặng đối tác, quà tặng tân gia,…
2. Tranh gỗ chữ Đức thư pháp đẹp
Tranh gỗ là vật dụng trang trí phổ biến nhất trong ngôi nhà, đặc biệt là trong trang trí nội thất phòng khách. Tranh thư pháp chữ Đức bằng gỗ thì càng có giá trị, vừa mang lại vẻ đẹp trang trí vừa làm cho căn nhà thêm vượng phong thủy.
Nhắc đến chữ Đức chính là nhắc đến đạo đức của con người, những chuẩn mực, quy tắc cư xử. Chữ Đức luôn là điều mà xã hội Việt Nam ta từ xưa đến nay vẫn đề cao và coi trọng. Đức chính là một phần tốt đẹp của cuộc sống mà ai cũng cần phải có. Chính vì vậy, treo tranh thư pháp chữ Đức bằng gỗ sẽ giúp bạn luôn nhắc nhở bản thân mình làm những điều tốt, việc tốt, giữ gìn cái đức nơi con người.
3. Tranh thêu chữ Đức thư pháp
Bức tranh thêu với hình tượng chữ Đức thư pháp như một ngọn núi cao kết hợp với những đóa sen hồng thanh cao tinh khiết tạo thành bức tranh sơn thủy hữu tình. Câu thơ đề tựa như một lời tự thán sâu sắc: “Người trồng cây hạnh người chơi/ Ta trồng cây đức để đời mai sau”.
Hoa sen trong bức tranh thêu còn mang tính phong thủy. Những cánh hoa sen xếp đan vào nhau, mở bung ra tựa như đài sen của Quan Âm Bồ Tát. Hình đài hoa đó thể hiện may mắn và phú quý. Treo bức tranh thêu tay chữ Đức thư pháp kết hợp với hoa sen không chỉ giúp không gian thêm đẹp mà còn giảm tress, muộn phiền trong cuộc sống.
4. Tranh chữ Đức thư pháp khảm trai
Điều đặc biệt của bức tranh này là chữ Đức được tạo hình trong tư thế của cây mai ngũ phúc. Có Đức ắt có Phúc. Cây mai cũng là cây có những đặc tính phong thủy. Hoa Mai tượng trưng cho giàu sang, phú quý, may mắn và sức khỏe.
Tranh chữ Đức thư pháp khảm trai khi đặt trong nhà có tác dụng trấn trạch, trừ tà khí, mang lại tài lộc thịnh vượng, bình an cho thân chủ và cho mọi người thân trong gia đình. Bức tranh được mọi người lựa chọn làm quà tặng tân gia nhà mới, quà mừng thọ bố mẹ ông bà, quà Tết, quà tặng sếp, tặng đối tác nước ngoài..
5. Tranh đá quý chữ Đức thư pháp
Bức tranh đá quý thể hiện chữ Đức thư pháp quốc ngữ nổi bật trên nền không gian sông nước. câu đối thư pháp đề tựa đặt hai bên: Bản lĩnh tài năng nên sự nghiệp/ Nhân hòa đức độ tạo thành công. Kết hợp với chiếc thuyền xuôi giữa dòng mang ý nghĩa thuận buồm xuôi gió, xuôi chèo mát mái.
Tranh đá quý chữ Đức thư pháp là món quà vô giá như tặng cấp trên hay thầy cô giáo, những người mà chúng ta luôn kính trọng.
6. Tranh thư pháp chữ Đức Lưu Quang
Trong chữ Đức Lưu Quang thì chữ Đức đứng đầu tiên và quan trọng nhất mang nghĩa đạo đức, phẩm hạnh của mỗi người. Lưu là giữ lại, truyền lại. Quang là ánh sáng. Nghĩa của chữ Đức Lưu Quang được hiểu là phúc đức, công đức cao rộng của tổ tiên truyền lại cho muôn đời sau.
Tranh chữ thư pháp Đức Lưu Quang thể hiện ý nghĩa quan trọng là nhắc nhở con người sống lương thiện, hợp đạo lý để lại đức cho con cháu đời sau. Đồng thời tự răn bản thân luôn ghi nhớ công ơn của tổ tiên để con cháu ngày nay được thụ hưởng.
6. Tranh sơn dầu chữ Đức thư pháp
Bức tranh sơn dầu thư pháp chữ Đức thật độc đáo vì được vẽ bằng hai gam màu trắng đen với vài nét chấm phá như một bức tranh thủy mặc. Nét bút vẽ khóm trúc chỗ đậm chỗ nhạt, chỗ sáng chỗ tối, chỗ nhấn mạnh, chỗ nhẹ tay bổ sung cho trọng tâm của bức vẽ là chữ Đức được viết theo lối thư pháp. Toàn bức tranh thể hiện được sự hài hòa âm dương. Nội dung bức tranh như ẩn chứa một ý nghĩa nhân sinh hay triết học nào đó.
Điều đặc biệt làm nên độ khó của bức tranh sơn dầu này là mỗi nét vẽ sau khi hạ bút lên giấy thì coi là xong vì không thể xóa hoặc giậm bỏ được.
7. Tranh chữ Đức thư pháp bằng đồng
Bức tranh thư pháp chữ Đức làm bằng đồng không chỉ là loại tranh trang trí giúp làm nổi bật không gian sống mà còn mang những giá trị tinh thần vô cùng lớn lao, giúp con người tu tâm dưỡng tính, làm đẹp thêm cho cuộc sống. Bức tranh mang ý nghĩa đạo lý sống, tính giáo dục sâu sắc và hàm ý rất cao thượng.
Tranh chữ Đức thư pháp bằng đồng là một món quà ý nghĩa, rất được trân trọng trong cuộc sống. Bộ ba tranh chữ Tâm, chữ Phúc, chữ Đức được mọi người chọn làm quà tặng bạn bè người thân trong các dịp lễ tết, hay các dịp quan trọng.
8. Tranh gạo chữ Đức thư pháp
Tuy được tạo nên từ những hạt gạo thật giản dị và đơn sơ nhưng những bức tranh gạo thư pháp chữ Đức lại mang một phong cách rất mới, độc đáo và đầy tính nghệ thuật.
Trong bức tranh thư pháp này chữ Đức cùng với câu dẫn ” Đức trọng nhân trường thọ, Tâm khoan phúc tự lai” thể hiện trên nền tranh là phong cảnh non nước hữu tình, thơ mộng với những con đò trôi nhẹ nhàng, khoan thai tự tại cho ta có cảm giác thật bình yên. Mỗi khi ngắm nhìn bức tranh, cảm tưởng như cả tuổi thơ đang ùa về trước mắt.
> Xem thêm
35 món quà tặng khách hàng ý nghĩa
VI. Mua tranh chữ Đức thư pháp ở đâu?
Quadatvang.vn là địa chỉ cung cấp các bức tranh thư pháp dát vàng, độc đáo, sang trọng và ý nghĩa, trong đó có tranh chữ Đức thư pháp đẹp. Ngoài dòng tranh thư pháp, chúng tôi còn chế tác và kinh doanh các dòng tranh phong thủy như: mã đáo thành công, thuận buồm xuôi gió, cửu ngư quần hội, chim công và hoa mẫu đơn, tùng hạc diên niên, tranh tứ quý,…
Đồng thời, đây còn là địa chỉ cung cấp hàng trăm mẫu quà tặng dát vàng, mạ vàng cho các dịp tặng quà quan trọng như: quà tặng sinh nhật, quà tặng tân gia, quà tặng tết, quà mừng thọ, quà tặng Valentine,.. cho nhiều đối tượng khác nhau: quà tặng sếp, quà tặng đối tác khách hàng, quà tặng bố mẹ, thầy cô, bạn bè, vợ chồng, người yêu,…
Tất cả các sản phẩm của Quadatvang.vn đều có chất liệu từ vàng 24k (có giấy chứng nhận kèm theo) được bảo hành 2 năm lỗi 1 đổi 1. Đặc biệt, chúng tôi hỗ trợ giao hàng miễn phí trên toàn quốc. Giao hàng nhanh trong 48 giờ và nhận hàng, kiểm tra hàng rồi thanh toán bằng nhiều hình thức linh hoạt.
Địa chỉ Showroom của Quadatvang.vn – MT Gold Art
– Showroom 1: 499B Lạc Long Quân, Nhật Tân, Tây Hồ, Hà Nội.
– Showroom 2: 215 Giáp Nhất, Thanh Xuân, Hà Nội.
-Showroom số 36 ngõ 45 Trần Thái Tông, Cầu Giấy, Hà Nội
– Showroom 3: 57 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội.
– Showroom 4: 75 Huỳnh Văn Bánh, P17, Quận Phú Nhuận, TPHCM.
—— CÔNG TY SOGA QUỐC TẾ ——
Địa chỉ: 499B Lạc Long Quân, Xuân La, Hà Nội
Hotline: 0971 639 396
Email: quadatvang.vn@gmail.com
Fanpage: https://facebook.com/mtgoldart
Website: https://quadatvang.vn/